Tiêu Chuẩn Độ Rọi Trong Ngành Công Nghiệp Thực Phẩm

Nếu bạn đang làm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đang tìm kiếm thông tin về chỉ số độ rọi cần thiết trong ngành này, thì bài viết dưới đây dành cho bạn. Hãy đọc hết bài viết, bạn sẽ nắm được toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn độ rọi trong ngành công nghiệp thực phẩm bạn nhé!

Trên thực tế, trong bất kỳ trường hợp nào, khi thiết kế chiếu sáng cần đảm bảo hai chỉ tiêu cơ bản, đó là định lượng và chất lượng ánh sáng cho hoạt động thị giác (tức mắt nhìn vật) của người lao động. Không đơn giản chiếu sáng chỉ đảm bảo độ nhìn rõ để thực hiện công việc, mà còn giúp công việc thực hiện tốt một cách thoải mái nhất. Cụ thể, khi thiết kế và lựa chọn thiết bị chiếu sáng cần đáp ứng đủ ba yếu tố sau:

Cung cấp đủ ánh sáng cho người lao động thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác.

Ánh sáng giúp cho người lao động cảm thấy dễ chịu, thoải mái

Bảo đảm an toàn, có thể phát hiện ra những nguy cơ nơi làm việc.

Khi đó, độ rọi chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện vào ba yếu tố trên.

Vậy độ rọi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu.

Đơn vị đo: lux

Ký hiệu độ rọi: E


Trong đó, Quang thông (lm/w) là hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn, do nhà cung cấp công bố. Tìm hiểu về Quang thông tại đây. 

            Dựa vào công thức trên ta thấy, cùng một loại đèn với công suất như nhau thì quang thông càng cao, số đèn dùng càng ít, từ đó người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cũng như chi phí điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng.

            Tiêu chuẩn độ rọi trong ngành công nghiệp thực phẩm?

Công nghiệp thực phẩm là một ngành có sự đa dạng về việc phân chia khu vực sản xuất, tương ứng với mỗi khu vực thì cần có ánh sáng khác nhau. Bên dưới là bảng tiêu chuẩn về độ rọi trong ngành công nghiệp thực phẩm theo công bố của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Ngành Công nghiệp thực phẩmĐộ rọi (Lux)
Vị trí làm việc và vùng làm việc trong:
- Nhà máy bia, xưởng mạch nha200
- Rửa, đóng thùng, làm sạch, sàng lọc, bóc vỏ200
- Nơi nấu trong nhà máy làm mứt và sôcôla200
- Vùng làm việc và nơi làm việc trong nhà máy đường200
- Sấy khô, ủ men thuốc lá thô, lên men200
Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói200
Nơi làm việc và vùng giới hạn trong nhà giết mổ, cửa hàng thịt, nhà máy sản xuất bơ sữa, trên sàn lọc, ở nơi tinh chế đường500
Cắt và phân loại rau quả300
Chế biến thức ăn sẵn, công việc nhà bếp500
Sản xuất xì gà và thuốc lá500
Kiểm tra thủy tinh và chai lọ, kiểm tra sản phẩm, chỉnh sửa, trang trí500
Phòng thí nghiệm500
Kiểm tra màu1000

Nguồn: QCVN 22:2016/BYT

Trên đây là bảng tiêu chuẩn độ rọi trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Khi bắt đầu thiết kế hoặc lựa chọn thiết bị chiếu sáng cho nhà xưởng, có diện tích chiếu sáng, có độ rọi tiêu chuẩn. Bạn có thể chọn loại đèn (sẽ có công suất đèn và quang thông). Từ đó sẽ tính ra được số lượng đèn cần dùng để đáp ứng tiêu chuẩn ánh sáng.

Bài viết cùng danh mục: