Giải Mã Ký Hiệu ATEX Trên Thiết Bị Chiếu Sáng Chống Cháy Nổ

Rất nhiều nhà máy lớn nhỏ trên cả nước và trong các khu KCN, khu Chế Xuất đã xây dựng từ lâu nên điều kiện an toàn PCCC chưa được bảo đảm. Bên cạnh đó, các công trình, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện, hệ thống PCCC có tình trạng xuống cấp do đã vận hành trong một thời gian dài. 

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an, những năm gần đây, tình hình cháy tại các KCN diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ thiệt hại, chủ yếu xảy ra tại những cơ sở sản xuất các mặt hàng dễ cháy, nổ như: Hóa chất, dầu khí, giấy, đệm mút, gỗ. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi các ca sản xuất nghỉ làm việc nên khi được phát hiện thì các đám cháy thường đã lan rộng, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Dưới đây là những hình ảnh cháy nhà máy gây thiệt hại lớn về tài sản:

Vì thế hiện nay thị trường thiết bị chiếu sáng không chỉ có các loại bóng đèn thông thường mà còn sở hữu nhiều loại đèn có chức năng đặc biệt. Một trong số đó chính là đèn chống cháy nổ (đèn phòng nổ) với các tính năng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi. Việc lựa chọn những thiết bị điện hay đèn Led chiếu sáng chống cháy nổ là điều cần thiết để giảm những rủi ro thấp nhất về an toàn cho con người và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Hôm nay công ty AMBEE sẽ cũng Qúy Anh Chị tìm hiểu sâu hơn về đèn chiếu sáng chống cháy nổ là gì? Và cách nhận biết đèn nào có tác dụng chống cháy nổ?

Đèn chống cháy nổ là gì?

Thực chất đèn led chống cháy nổ cũng là một thiết bị chiếu sáng thông thường nhưng lại được tích hợp thêm các đặc điểm riêng. Đối với dòng sản phẩm này thì tác dụng chính của đèn chống cháy nổ là khả năng ngăn ngừa và chống phóng tia lửa điện ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính gây ra cháy nổ.

Trên thị trường cũng có nhiều loại đèn chống cháy nổ khác nhau cả về mẫu mã, kiểu dáng cho đến nhà sản xuất. Thế nhưng công dụng chính là cảnh báo vẫn không hề thay đổi. Nên chất lượng, tuổi thọ của bóng đèn có sự khác biệt.

Vậy Làm Sao Để Nhận Biết Đèn Nào Có Tác Dụng Chống Cháy Nổ Theo Tiêu Chuẩn Từng Ngành Và Khu Vực?

Muốn biết được điều đó chúng ta cần phải hiểu rõ về tiêu chuẩn ATEX là gì?

Vậy ATEX Là Gì?

- Tên ATEX xuất phát từ tiếng Pháp từ 2 từ ghép ATplhere EXplosibles. Và đề cập đến các môi trường có khả năng gây nổ. Quy định của ATEX là một chỉ thị của Châu Âu, đòi hỏi tất cả những người đứng đầu tổ chức phải hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan đến một số môi trường nổ nhất định. Để thực hiện điều này, việc đánh giá nguy cơ nổ trong một công ty là cần thiết để xác định bất kỳ vị trí nào có thể hình thành môi trường cháy nổ, và sau đó đặt các phương tiện để phòng tránh nổ.

- Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003, Chỉ thị ATEX sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các thiết bị điện và cơ khí được sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ. Sau ngày này, các sản phẩm không có chứng nhận ATEX sẽ là bất hợp pháp trên thị trường Châu Âu và không thể có dấu CE mới.


- Hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến đều tạo ra khí có khả năng gây nổ bằng cách sử dụng các chất từ dung môi đến bột. Theo chế độ đánh dấu CE, onus là nhà sản xuất, đại diện được ủy quyền hoặc nhà nhập khẩu để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của ATEX và giữ tài liệu cập nhật để chứng minh sự tuân thủ là cần thiết – trước và sau khi đã ký.

- Giúp các thiết bị và hệ thống bảo vệ “ATEX” được thương mại tự do trong khối Châu Âu – EU bằng cách loại bỏ các thử nghiệm riêng lẻ và tài liệu do mỗi quốc gia thành viên quy định, gồm 02 chỉ dẫn EU quy định về kiểm soát phòng nổ:

- Chỉ dẫn 94/9/EC (còn gọi là “ATEX 95″ hay “Chỉ dẫn ATEX thiết bị”) dành cho nhà sản xuất, đề cập tới các thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong khí quyển gây nổ.


- Chỉ dẫn 99/92/EC (còn gọi là “ATEX 137″ hay “Chỉ dẫn ATEX khu vực làm việc”) dành cho người sử dụng thiết bị, đề cập tới các yêu cầu tối thiểu về sức khoẻ và an toàn lao động của người vận hành trong rủi ro từ khí quyển gây cháy nổ. 

Làm Thế Nào Để Bạn Chọn Thiết Bị Thích Nghi Với Môi Trường Có Nguy Cơ Nổ?
 

Môi trường ATEX được chia thành ba khu vực:

Zone 0, 1 và 2 cho Gas ( khí…)

Trong chất lỏng (liquid ) được quy định từ Zone 0 tới Zone 2. Trong đó Zone 0 là khu vực nguy hiểm nhất và Zone 2 là khu vực có nguy cơ cháy nổ thấp nhất . Việc xác định khu vực nào chúng ta cần xác định rõ thiết bị được lắp tại vị trí nào trong hình hướng dẩn .

Hình 2: Tiêu chuẩn cho khí Gas Zone 0, Zone 1, Zone 2

Tại Zone 0 : tại một khu vực thường luôn luôn xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy nổ : không khí và  Gas , khí , hơi , sương ,bụi  trong một khoảng thời gian dài . Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm phải lớn hơn 1000h / năm .

Zone 1 : tại một khu vực thường thường xuyên xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy bổ : không khí Gas , khí , hơi , sương ,bụi trong một khoảng thời gian dài . Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm từ 10-1000h / năm .

Zone 2 : khu vực mà những hoạt động thông thường ít khi xuất hiện môi trường có khả năng cháy nổ là hỗn hợp chất có khả năng cháy nổ : không khí Gas , khí , hơi , sương , bụi nếu có chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn . Thời gian hoạt động trong trạng thái nguy hiểm từ 0.1-10h / năm .

 Zone 20, 21 và 22 cho Dust ( bụi, …)

Hình 3: Tiêu chuẩn Atex chống bụi Zone 20, Zone 21, Zone 22

Các thiết bị sử dụng trong khu vực có bụi và có khả năng xảy ra cháy nổ được quy định từ Zone 20 cho đến Zone 22 . Trong đó Zone là có nguy cơ cháy nổ cao nhất là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường có bụi nơi máy móc đang hoạt động . Chúng ta cần biết rõ khu vực nào là Zone 20 , khu vực nào là Zone 21 cũng như khu vực nào là Zone 22 để chọn thiêt bị cho chính xác .

Hình 4: Tiêu chuẩn bụi trong vận hành máy móc từ Zone 20, Zone 21, Zone 22

Zone 20 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong các hoạt động  luôn luôn xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ .

Zone 21 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong các hoạt động thường xuyên xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ . 

Tại Zone 21 : nơi mà chứa bụi hoặc đám mây bụi trong không khí trong các hoạt động ít có khả năng xuất hiện môi trường có khả năng gây cháy nổ nếu có cũng xảy ra trong một thời gian ngắn.

Về Tiêu Chuẩn ATEX Có Hai Nhóm Vật Liệu:
Nhóm I  : quan tâm đến các mỏ (hạn chế hơn)
Nhóm II: lo ngại tất cả các ngành công nghiệp trên mặt đất
Đối với nhóm II (các ngành công nghiệp trên mặt đất), một loại thiết bị được điều chỉnh cụ thể có liên quan đến từng phân loại vùng ATEX.

Về Tiêu Chuẩn ATEX Có 3 Mục Thiết Bị:

Mục 1: các thiết bị sử dụng trong Vùng 0 và 20.
Mục 2: các thiết bị sử dụng trong Vùng 1 và 21.
Mục 3: các thiết bị sử dụng trong Vùng 2 và 22.

Mục M1: các thiết bị sử dụng trong khai thác mỏ, tương thích Vùng 0 và 1 (Có thể tiếp tục chạy khi xuất hiện khí Mêtan).
Mục M2: các thiết bị sử dụng trong khai thác mỏ, tương thích Vùng 2 (Phải dừng chạy thiết bị khi xuất hiện khí Mêtan).

Nhóm tác nhân gây cháy nổ (chỉ áp dụng cho khu vực có nguy cơ cháy nổ Khí):
I = Khí Mêtan (khai thác mỏ).
IIA = Có khí Prôban (khí không màu có trong tự nhiên và dầu lửa, dùng làm nhiên liệu). IIB = Khí như là Etylen.
IIC = Nhóm nguy hiểm nhất (ví dụ: Hydrogen).

Hình 5: Bảng phân vùng mức độ bảo vệ thiết bị

Các nguồn đánh lửa: 

- Sét

- Ngọn lửa hở

- Va đập cơ khí

- Ma sát cơ khí

- Tia lửa điện 

- Nhiệt độ cao

- Phóng tĩnh điện

- Nén đoạn nhiệt   

Nhiệt Độ Bề Mặt Theo Tiêu Chuẩn ATEX Tối Đa:

Là nhiệt độ tối đa mà Khí / Bụi có thể xâm nhập trong trường hợp máy bị lỗi / hư hỏng ( thường sử dụng cho khu vực có nguy cơ cháy nổ Bụi, ít sử dụng cho cháy nổ Khí.

T1 = 450 °C,  T2 = 300 °C,  T3 = 200 °C,  T4 = 135 °C,  T5 = 100 °C,  T6 = 85 °C. 

Giới hạn nhiệt độ bề mặt tối đa trước khi Khí /Bụi có thể xâm nhập trong trường hợp máy bị lỗi / hư hỏng: T4 = 135 °C.

Điều đó cho thấy phụ thuộc vào từng môi trường làm việc khác nhau ta sẽ chọn thiết bị có tiêu chuẩn T(sự chịu nhiệt của thiết bị). Số thứ tự T tỷ lệ nghịch với nhiệt độ chịu được của thiết bị ( tức là T càng hướng về số 1 thì thiết bị chịu nhiệt càng tốt và ngược lại).

Và thiết sự chịu nhiệt của thiết bị đó cũng phụ thuộc vào Zone 0,1, 2 phụ thuộc vào Zone lắp thiết bị thì sẽ T sẽ tương ứng với Zone đó.

Ví dụ: Nếu thiếu bị được lắp ở Zone 0 thì thiết bị phải chịu được nhiệt từ T1 = 450 °C, T2 = 300 °C

Giải Mã Ký Hiệu Atex Trên Thiết Bị Chống Cháy Nổ

Hình 6: Thông số ATEX trên thiết bị

Hình 7: Thông số ATEX trên thiết bị cụ thể

AMBEE mong rằng với bài chia sẻ về các tiêu chuẩn ATEX cho các thiết bị đo lường trong các khu vực nguy hiểm như Gas, Dust ( bụi) sẽ giúp quý Anh Chị có thể tham khảo đầy đủ nhất.

Nếu Qúy Anh Chị có thắc mắc cần tư vấn thêm để chọn được một sản phẩm đèn Led chống cháy nổ theo tiêu chuẩn ATEX hãy liên hệ cho AMBEE qua số HOTLINE: 0909 780 108 hoặc để lại số điện thoại chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn.

Bài viết cùng danh mục: